GÓC NHÌN THÚ VỊ VỀ TẾT SÀI GÒN VÀ HÀ NỘI
Vậy người dân đón Tết ở hai đầu đất nước có những điểm khác nhau hay tương đồng thú vị nào? Cùng Nệm Ưu Việt khám phá về cách đón Tết Sài Gòn và Hà Nội nhé!
1. Loài hoa đặc trưng ngày Tết
Với Sài Gòn, loài hoa đặc trưng ngày Tết đó là hoa mai. Những bông mai vàng nở rực báo hiệu mùa xuân trở về trên đất Sài Gòn, vì loài hoa này khá thích hợp với nắng vàng của vùng đất phương Nam. Tuy nhiên, loài hoa dành cho ngày Tết của Hà Nội lại là hoa đào. Hoa đào nở là dấu hiệu mùa Xuân đã trở về trên đất thủ đô, vậy nên hầu hết các gia đình đều phải có một cành hoa đào thì mới cảm nhận được Tết trên vùng đất Hà Nội.
Tuy hai loài hoa khác nhau, nhưng chúng được xem là biểu tượng năm mới đang tràn về trên hai vùng đất này. Một chậu mai hay một cành đào đặt trong nhà, gia chủ đều mong muốn năm mới thật an lành và mang đến nhiều may mắn.
Xem thêm tin tức: Sen Việt - tinh hoa khoe sắc thắm
2. Món ăn trong ngày Tết
Bánh tét là món bánh được người miền Nam, và đặt biệt là Sài Gòn khá ưa dùng dịp Tết. Tuy nhiên, người Sài Gòn không tự nấu bánh ở nhà mà họ thường mua ở những cửa hàng làm sẵn. Trong khi đó, bánh chưng lại là món ăn truyền thống của người Hà Nội. Bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là biểu tượng văn hóa, giúp lưu giữ kỉ niệm đầm ấm các gia đình Hà Nội khi được cùng nấu nồi bánh chưng vào ngày Tết.
Ngoài ra, người Sài gòn chuộng món gia vị ăn kèm ngày Tết như dưa món và dưa giá hay món canh khổ qua hầm. Tuy nhiên, người Hà Nội chuẩn bị món dưa hành trước Tết cả tháng để bữa ăn đầu tiên của năm có món bánh chưng, thịt đông với dưa hành thật đậm đà. Bên cạnh đó, món canh người Hà Nội vào ngày Tết là canh bóng bì.
Xem thêm tin tức: chọn mua nệm cho căn hộ chung cư cao cấp
3. Thói quen ngày Tết
Mùng 1 đến mùng 3 tết, cả hai nơi Sài Gòn và Hà Nội, người ta đều dành thời gian để đi chúc Tết người thân và thăm họ hàng . Nhưng với người Sài Gòn, thời gian thăm họ hàng kết thúc sớm hơn một chút, và với người Hà Nội, thời gian chúc Tết họ hàng người thân sẽ kéo dài hơn một chút.
Thông thường, mùng 3 trở đi là thời điểm giới trẻ Sài Gòn nhộn nhịp đi chơi. Vì ở đây, Tết là khoảng thời gian được nghỉ dài nhất trong năm, vì vậy người Sài Gòn thường tận dụng những dịp như thế này để đi du lịch xả hơi sau một năm làm việc vất vả. Thế nên không khí du xuân rất phát triển ở miền Nam.
Tuy nhiên, khoảng thời gian những bạn trẻ tụ tập vui chơi người Hà Nội thường là mùng 5 trở đi. Vào những ngày này, người Hà Nội ít khi đi chơi xa như ở Sài Gòn, mà họ thường đi loanh quanh chúc Tết người thân, bạn bè và láng giềng hoặc có thể ở nhà để đón khách. Cũng vì vậy mà khoảng mùng 9 đến mùng 10 không khí Tết vẫn ngập tràn ở thủ đô. Đây cũng chính là dịp để người dân thủ đô gắn kết tình cảm gia đình và tình làng nghĩa xóm.
Xem thêm sản phẩm dành sức khỏe & giấc ngủ:
Tuy rằng Tết Sài Gòn và Hà Nội có những điểm khác biệt, nhưng không khí tưng bừng, nhộn nhịp và sự ấm áp của ngày Tết thì ở đâu trên đất nước Việt Nam đều có. Đặc biệt, một điểm chung nữa là dù có đi chơi Tết đâu xa, thì mỗi chúng ta cũng nên quan tâm đến sức khỏe và giấc ngủ cho ngày Tết, cho những người thương yêu nhất. Cùng Nệm Ưu Việt đón một năm mới thật an lành & trọn vẹn bên gia đình, người thân các bạn nhé.
Để biết thêm thông tin chi tiết và giải đáp thắc mắc về nội thất phòng ngủ, hãy liên hệ với Nệm Ưu Việt thông qua Hotline 0965 288 188 nha!